1. Những kẻ giết người hàng loạt thường bị rối loạn nhân cách
Theo Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), đa phần những kẻ giết người hàng loạt đều mắc chứng rối loạn nhân cách. Thường là bệnh thái nhân cách (psychopathy) hoặc chống đối xã hội. Sự khác biệt giữa hai tính cách này chính là bản tính và nuôi dưỡng: Một kẻ thái nhân cách được sinh ra theo cách, sự kiểm soát xung lực và các trung tâm cảm xúc của não kém phát triển. Ngược lại, đối với nhóm chống xã hội thường được dung nạp theo thời gian, nó thường phát triển ngay từ thời thơ ấu, đương sự bị ngược đãi hoặc bỏ bê. Điều này không có nghĩa, kẻ giết người hàng loạt là mất trí và để có thể bị coi là mất trí tội ác, người ta chứng minh được rằng khi phạm tội, chúng không thể nhận ra khác biệt giữa đúng và sai. Kẻ giết người hàng loạt biết rất rõ sự khác biệt giữa đúng và sai, nhưng lại không thèm quan tâm.
Kẻ giết người hàng loạt còn là nhóm người rối loạn nhân cách chống xã hội và không quan tâm “đúng và sai”, thường có những nhân cách biến thái như thiếu thái độ hối lỗi, lười biếng hoặc lôi kéo, và bốc đồng. Nhưng điều quan trọng cần lưu tâm là các hành vi xã hội của kẻ giết người hàng loạt. Cần cảnh giác với nhóm có rối loạn nhân cách, chống lại xã hội mặc dù họ sống sát nách hoặc có những cảm tình nhất định.
2. Kẻ giết người hàng loạt có hành vi trấn lột
Trong cuốn Real-Life Monsters (Những quái vật đời thường), nhà điều tra tội phạm người Mỹ Stephen J. Giannangelo gọi hành vi “bình tĩnh và có mục đích” của một kẻ giết người hàng loạt là “gây hấn trấn lột”, nếu so sánh nó với hành vi hung hăng của động vật ăn thịt. Động vật săn mồi giết chết để đáp ứng nhu cầu, không có bất kỳ cơn thịnh nộ đằng sau hành động. Còn kẻ giết người hàng loạt giết chết đối phương và nghĩ rằng anh ta cần cướp đoạt, trong khi đó những kẻ giết người khác, giết người là do bị kích động.
Một người có “cá tính hung hăng trấn lột” tin rằng người khác thấp kém hơn mình, điều này làm cho anh ta dễ dàng biện minh cho việc làm tổn thương. Những kẻ giết người hàng loạt không có sự đồng cảm của con người bình thường, nhưng lại giả vờ rất giỏi, vì vậy mọi người cần tỉnh táo để nhận biết sự đồng cảm giả tạo khi tiếp cận. Có nhiều khả năng, nếu bản năng mách cho bạn biết bạn đang đối mặt với biểu hiện đồng cảm, hay tình yêu hoặc mối quan tâm giả tạo, thì rất có thể bản năng mách bảo cho bạn cần đè phòng trước mối nguy đang tớin gần.
3. Kẻ giết người hàng loạt thiếu sự đồng cảm và không hề hối hận
Các rối loạn tâm lý hoặc lạm dụng trẻ em có thể khiến con người ta quay lưng chống lại loài người. Đối với người có tiềm năng gây bạo lực, thì đây lại là một “đồng minh” khủng khiếp và thường là thiếu sự đồng cảm. Theo Steven Reddy, chuyên gia tâm lý ở Đại học Luật Duquesne, lạm dụng thời thơ ấu không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến mất kiểm soát mà thiếu thốn đồng cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Nhóm người này có rất ít tình bạn để học hỏi và phát triển cảm giác đồng cảm mà mọi người bình thường vẫn có. Thiếu sự đồng cảm kết hợp với bệnh lý là một sự kết hợp chết người dẫn đến những hành động thiếu kiểm soát, giết người hàng loạt để trả thù đồng loại.
Theo nghiên cứu của Đại học Radford về thời thơ ấu của 50 kẻ giết người hàng loạt, phát hiện thấy 68% trong số này trải qua “hành vi ngược đãi”, cả về thể chất, tình dục, tâm lý, lẫn bỏ mặc. Nghiên cứu trước đó cũng tìm thấy những số liệu tương tự, thậm chí còn có báo cáo cho rằng 100% kẻ giết người hàng loạt đã bị lạm dụng thời thơ ấu. Theo David Hosier, chuyên gia phục hồi chấn thương ở trẻ em, lạm dụng tâm lý nói riêng có ảnh hưởng chặt chẽ với hành vi của trẻ trong tương lai, trẻ em bị làm nhục hoặc bị trừng phạt thường phát triển xu hướng tàn ác, đây là hậu quả trực tiếp của sự lạm dụng khi còn nhỏ gây ra. Việc bỏ bê chăm sóc cũng là một yếu tố gây tổn thương, mất đồng cảm và dẫn đến chống đối, căm thù xa hội khi trưởng thành.
Trong cuốn Serial Murder và Psychology of Violent Crime của tác giả Richard N. Kocsis, kẻ giết người hàng loạt hầu như không cảm thấy hối hận trước sự tàn bạo mà chúng gây ra, không thấy tồi tệ, miễn là thành công. Thiếu ân hận liên quan đến thiếu đồng cảm là một trong những cá tính của kẻ giết người. Một khi không đồng cảm hoặc đau đớn, thì không cảm thấy hối tiếc về nỗi đau của một người khác, kể cả tính mạng của họ.
4. Kẻ giết người hàng loạt cố gắng lấp đầy một khoảng trống cảm xúc
Theo nhà tâm lý học người Mỹ, Marcia Sirota, những người tham gia vào các hoạt động ích kỷ hầu như luôn luôn cố gắng lấp đầy một khoảng trống cảm xúc. Sở dĩ họ làm như vậy là do thiếu thốn tình yêu và tình cảm từ khi còn nhỏ, hoặc đang cố gắng bắt chước hành vi của người lớn. Những kẻ giết người hàng loạt thường được mô tả là “trống rỗng tình người và không có khả năng hình thành những mối quan hệ cá nhân có ý nghĩa”.
Những kẻ giết người hàng loạt có chung cá tính như nhóm người nghiện ma túy. Theo đó, nhóm người này muốn tìm kiếm một số trải nghiệm cảm xúc thay cho trải nghiệm tình cảm mà họ không có, thường là các mối quan hệ với những người khác. Có mối quan hệ lành mạnh với người khác là một thành phần quan trọng của sức khỏe tâm thần, điều làm làm cho chúng ta trở thành con người theo đúng nghĩa. Nhưng ở nhóm rối loạn nhân cách, giết người hàng loạt thì không hề có. Thật thú vị, nhiều tỷ phú giàu “nứt đố đổ vách” đôi khi cũng rơi vào nhóm “trống vắng tình cảm”. Việc theo đuổi tiền bạc giống như theo đuổi ma túy khiến họ thiếu vắng tình cảm và cố gắng làm đầy nhu cầu tình yêu và tình cảm cho bản thân.
5. Kẻ giết người hàng loạt thường thuộc nhóm nghiện
Hầu hết nhóm người này có “tính cách nghiện” như nghiện điện thoại di động, thuốc lá, rượu, hoặc các chất ma túy. Ở người bình thường, tính cách nghiện thường không gây hại cho người khác. Nhưng những kẻ giết người hàng loạt nếu nghiện, kết hợp với những phẩm chất như tự yêu mình, trống rỗng cảm xúc, không hối hận, chống xã hội thì không hiểu hệ lụy sẽ đi đến đâu?.
Nhà tâm lý học và nhà tội phạm Craig Traube, người Mỹ, cho rằng sự chồng chéo nguy hiểm giữa rối loạn nhân cách và nghiện ngập rất nguy hiểm. Nghiện khi lên cơn sẵn sàng làm mọi việc mà không hề thấy sợ. Những kẻ giết người như Israel Keyes được mô tả là có cá tính “nghiện giết người” và nghiện các loại ma túy, hậu quả những phụ nữu rơi vào tay kẻ giết người mất hết tính này khó bề thoát khỏi, trong đó yếu tố nghiện được xem là đồng minh rất gần với hành vi tội ác.
DS. TRANG NHUNG
(Theo Grunge.com- 2/2018)