Theo tác giả chính Shira Zelber-Sagi, giáo sư tại ĐH Haifa ở Israel: “Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) được coi là thành phần của hội chứng chuyển hóa với việc kháng insulin và viêm là yếu tố chính trong sinh lý bệnh”.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những người ăn nhiều thịt đỏ thường trẻ hơn, là nam giới có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, hấp thu calo và trao đổi chất kém hơn.
Ngoài ra, những người ăn một lượng lớn thịt nấu chín bằng những phương pháp không lành mạnh như chiên hoặc nướng bị tăng hàm lượng heterocyclic amines (HCAs), các thành phần tiền viêm được tìm thấy trong thịt nướng và do vậy phát triển tình trạng kháng insulin.
Các nhà nghiên cứu cho biết những người đã được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có kết quả tương tự cùng với tăng nguy cơ ung thư, tiểu đường týp 2 và bệnh tim mạn tính.
"Lối sống phương Tây không lành mạnh đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và tiến triển của NAFLD, cụ thể là, thiếu hoạt động thể chất và tiêu thụ cao fructose và chất béo bão hòa," Zelber-Sagi nói.
"Nghiên cứu của chúng tôi đã xem xét các loại thực phẩm thông thường khác trong chế độ ăn uống của phương Tây, cụ thể là thịt đỏ và thịt chế biến, để xác định xem liệu chúng có làm tăng nguy cơ đối với NAFLD hay không", bà nói thêm.
Để kiểm tra sự mối liên quan của loại thịt và phương pháp nấu với NAFLD và kháng insulin, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu 357 người tham gia, trong độ tuổi từ 40 đến 70.
NAFLD và kháng insulin được đánh giá bằng siêu âm và đánh giá mô hình cân bằng nội môi (HOMA). Loại thịt và phương pháp nấu chín được đánh giá bằng bảng hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm và các loại thịt. Kết quả cho thấy 38,7% người tham gia được chẩn đoán bị NAFLD 38,7% người tham gia bị kháng insulin.
BS Thu Vân
(Theo Indiaexpress)